Trang chủHome > Tin tức > Thông tin ngành VLXD > Nguồn gốc và Lợi ích của Nhựa Sinh Thái (Phần 1)

Nguồn gốc và Lợi ích của Nhựa Sinh Thái (Phần 1)

Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Nhận thức được tác hại của chất thải nhựa gây ra, năm 2018 Liên Hợp Quốc đã phát động phong trào giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon.

Bên cạnh đó, nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam. Ngày 09 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa. Phong trào đã được lan tỏa và tạo được các hiệu ứng tích cực trong phạm vi toàn quốc.Nhận thức được tác hại của chất thải nhựa gây ra, năm 2018 Liên Hợp Quốc đã phát động phong trào giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon.

Nguồn gốc và Lợi ích của Nhựa Sinh Thái

Nhựa là một chất liệu rất tiện dụng, dễ thao tác, giá thành rẻ… Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều các vật dụng làm từ nhựa sau đó đào thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới thiên nhiên, hệ sinh thái và cả sức khỏe con người. Những loại nhựa này được gọi chung là Rác Thải Nhựa.

NHỮNG TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA

Tác hại tới sức khỏe con người khi sử dụng:

Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sảy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe con người.

Đốt rác thải nhựa, ni lông gây nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng:

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa, túi ni lông thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời, nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi ni lông còn rất phổ biến. Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá… Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.

Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái:

Túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ, nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn không chỉ với sức khỏe con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất. Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ 500 – 1000 năm túi ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi ni lông rác thải mỗi ngày không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi ni lông có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

NGUỒN GỐC NHỰA SINH THÁI

Để giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa, một trong những phương pháp hữu hiệu đó là sử dụng tái chế rác thải nhựa. Nhựa được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Khái niệm “nhựa sinh thái” hay còn gọi là “nhựa tái chế” hiện vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, ngay cả với những người quan tâm đến các vấn đề môi trường. 

Đúng như tên gọi, nhựa tái chế là loại nhựa được tạo thành sau quá trình thu gom và tái chế lại các loại nhựa cũ. Nhựa tái chế giúp tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Một số sản phẩm như chai nhựa, hộp nhựa có thể tái chế lại để sản xuất những sản phẩm nhựa mới cao cấp hơn nhựa ban đầu.

Nguồn gốc và Lợi ích của Nhựa Sinh Thái

Xem thêm phần 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0943759119
0943759119
Messenger