Ngày nay, kiến trúc các công trình lớn hoặc nhỏ không chỉ đòi hỏi về độ bền, chất lượng mà bên cạnh đó yếu tố kỹ thuật lợp ngói cũng quan trọng không kém. Hãy cùng GREEN BM tìm hiểu về các kỹ thuật lợp ngói phổ biến hiện nay và cách phân loại mái ngói chi tiết.
Phân loại mái ngói
Mái ngói được phân chia làm nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại mái ngói phổ biến được sử dụng trong các công trình:
Ngói sóng bê tông
Đây có lẽ là loại ngói bê tông được đại đa số các kiến trúc sư xây dựng lựa chọn cho các công trình bởi chất lượng và giá thành ổn định. Ngoài ra, với loại ngói này, có thể thi công ở mọi hạng mục khác nhau.
Ngói Fuji (tại Nhật Bản)
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia với sản phẩm chất lượng cao, uy tín, bền lâu được sản xuất với công nghệ tiên tiến. Giá của ngói Fuji trên thị trường dao động trong khoảng từ 800.000/m2.
Ngói SCG (tại Thái)
Nhà máy sản xuất loại ngói SCG được đặt tại Đài Loan nhưng trụ sở chính ở tại Thái Lan. Giá thấp hơn so với ngói Fuji dao động khoảng 700.000/m2.
Ngói Prime (tại Việt Nam)
Trên thị trường hiện nay, ngói Prime được phân chia làm nhiều loại nhỏ khác nhau chủ yếu: 1 sóng, 2 sóng, rìa, bò, chạng 3. Đặc biệt, chuyên cung cấp cho thị trường các loại tráng men chất lượng cao.
Ngói Đồng Tâm (tại Việt Nam)
Có lẽ quý khách hàng trong giới xây dựng không còn lạ lẫm đối với thương hiệu ngói Đồng Tâm tại Việt Nam. Đây là loại ngói được sản xuất từ xi măng và cát thông qua công nghệ của Ý.
Ngói mắc
Là loại ngói đất nung truyền thống mà các kỹ sư hay dùng cho những công trình cổ điển.
- Cân nặng thường 2kg/ viên.
- Có các loại màu: đỏ, xanh, nâu.
- Chất liệu: đất sét nung, tráng men.
Ngói màn, ngói chiếu, vảy cá
Tất cả được làm bằng loại ngói đất nung. Bạn sẽ bắt gặp những loại ngói này ở các ngôi nhà cổ. Đặc biệt, riêng ngói màn, ngói chiếu được lót phía trong nhà.
Ngói mũi hài cổ
Trong các ngôi chùa, nhà thờ, các ngôi nhà từ 3 – 5 gian thường sử dụng loại ngói mũi hài cổ. Thì cũng cần có kỹ thuật lợp ngói mũi hài hợp lý
Ngói âm dương
Khi ở phố cổ Hội An, quý khách sẽ bắt gặp loại ngói âm dương, thì kỹ thuật lợp ngói âm dương ra sao? Loại ngói này mang đến cảm giác mát mẻ cho các công trình và thoải mái đối với con người.
Kỹ thuật thi công mái ngói
Nhìn chung kỹ thuật lợp ngói mái thái, kỹ thuật lợp ngói Fuji, kỹ thuật lợp ngói vảy cá, kỹ thuật lợp ngói vảy cá, kỹ thuật lợp ngói màu, kỹ thuật lợp tôn nhựa giả ngói, kỹ thuật lợp mái ngói không có quá nhiều sự khác nhau đều phải đảm bảo tiến hành theo các bước dưới đây:
- Đầu tiên: Bắt đầu lợp một hàng ngói phía dưới trước, sau đó lợp từ phía dưới lên trên và từ phía bên trái qua phải.
- Tiếp theo: Quý khách cần phải đảm bảo viên ngói đầu tiên nằm cách điểm hông khoảng 30mm.
- Sau đó: Tiếp theo, quý khách hãy lấy vuông góc 2 chiều riềm hồng lẫn hàng ngói đầu tiên.
- Cuối cùng: Trung bình cứ mỗi một viên ngói sẽ được liên kết với thanh lito cùng vít chuyên dụng chắc chắn.
Đặc biệt lưu ý: Đối với những khu vực có gió mạnh, mưa lớn, có ảnh hưởng xấu của thời tiết. Bạn nên chia khoảng cách lito nhỏ hơn so với bình thường. Với hành đồng này đảm bảo mái nhà thoát nước nhanh hơn và có độ phủ 2 hàng ngói nhiều hơn.
Quy trình lợp mái ngói
Quy cách lợp mái ngói cần phải tuân theo các bước dưới đây:
Nắm rõ độ dốc của mái
Bạn cần phải hiểu và nắm rõ độ dốc của mái tối thiểu là 17 độ và tối đa là 90 độ. Độ dốc được xác định là chuẩn khi nằm ở 30 – 35 độ. Với những thông số như trên, khi thời tiết xấu như mưa to, nước mới có thoát nước nhanh và kịp thời không bị ứ đọng trên mái nhà. Nếu thông số không đạt chuẩn như trên sẽ ảnh hưởng ngược lại.
Xác định khoảng cách mè và mặt phẳng mái
Khoảng cách mè cần nằm ở mức chuẩn là 34,5cm ở hàng mè đầu tiên và 4 đến 6cm đối với 2 hàng mè ở đỉnh mái. Chú ý, đối với các thanh mè nằm ở giữa thì mỗi thanh có khoảng cách từ 32 – 34cm và không được vượt quá ngưỡng 34cm.
Đồng thời, bạn cần chú ý đến mặt phẳng của mái cần phải vuông góc. Các thanh mè có độ chênh lệch là <+_ 5mm.
Lợp ngói chính
Trong quá trình lợp mái, thứ tự cần phải tuân theo và đi theo hướng từ trái sang phải. Tấm ngói đầu có khoảng cách 3cm tính từ mép ngoài của ván hông.
Lợp ngói rìa và nóc
- Chú ý, viên ngói cuối rìa được lợp đầu tiên
- 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3x6cm. Cạnh còn lại ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
- Dùng sắt hộp có kích thước 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván bên hông.
- Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monie.
- Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính.
- Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau để mang đến sự chắc chắn ngoài ra còn mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Vật Liệu Xanh
Địa chỉ: 1605/1A Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TpHCM
Hotline 1: 0943.759.119
Hotline 2: 0911.469.969
Hotline 3: 0919.301.246
Website: https://tonngoinhua.vn/