Khi nói đến việc xây dựng một ngôi nhà, có rất nhiều hình dạng và kiểu mái nhà để chúng ta lựa chọn. Thế nhưng trên thực tế, rất nhiều người có thể không có thời gian để nghiên cứu tất cả chúng. Dưới đây là danh sách các loại mái nhà trong xây dựng tại Việt Nam. Green BM mang đến giải pháp hoàn thiện phần mái cho bất kỳ kiểu nhà nào trong số này, từ nhà dân dụng đến nhà xưởng. Chúng tôi sử dụng một vật liệu lợp mái gọi là tấm lợp nhựa PVC.
Xem thêm: Tổng hợp các loại nhà và kiểu kiến trúc nhà phổ biến nhất hiện nay
Các loại mái nhà theo vật liệu lợp
Một ngôi nhà có vững chãi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng vật liệu của mái nhà. Chính vì vậy, khi lựa chọn loại mái nhà cho tổ ấm của mình, bạn phải cân nhắc các yếu tố thẩm mỹ, an toàn, khả năng chống chịu thời tiết của vật liệu lợp.Hiện nay có nhiều loại vật liệu mái khác nhau, tại Việt Nam các loại mái nhà được chia theo vật liệu gồm 6 loại, gồm: Mái ngói nung, mái bê tông dán ngói, mái tôn, mái kính, mái nhựa, mái xanh.
1. Loại mái nhà theo vật liệu ngói
Mái ngói từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc với người Việt Nam. Loại mái này đem đến nét đẹp hoài niệm, cổ kính cho những ngôi nhà hiện đại. Việc thi công mái ngói đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tránh xuất hiện khe hở.
Vật liệu ngói đa dạng được làm từ gạch nung, nhựa hoặc hợp kim. Ngói bền bỉ, chống chọi tốt với thời tiết nắng mưa. Những kiểu dáng và màu sắc bắt mắt đa dạng sẽ làm những ngôi nhà vườn thêm phần thu hút.
Mái ngói thường được ưu tiên lựa chọn bởi đây là sự kết hợp hoàn hảo giúp kiến trúc của ngôi nhà thêm phần ấn tượng. Bên cạnh đó, mái ngói cũng có khả năng chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt như: mưa bão, gió lớn, hạn hán,… và có kết cấu chắc chắn, độ bền cao.
Việc thi công loại mái này cũng tương đối dễ dàng vì khi lợp mái chỉ cần sử dụng hệ thống vì kèo gồm xà gồ gỗ, sắt hộp và li tô để cố định. Trong quá trình thi công, các kiến trúc sư thường chọn thép mạ, điều này sẽ gia tăng thời gian sử dụng mái lâu hơn.
Để tránh tình trạng thấm dột và giảm tuổi thọ của mái, bạn nên hạn chế đi lại trên mái sau khi lợp xong.
Ưu điểm
- Mái ngói bền hơn mái tôn rất nhiều, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, không bị gỉ sét. Chính vì thế, lợp mái ngói sẽ phù hợp hơn với khí hậu nhiệt đới của nước ta.
- Mái ngói thường có kết cấu là những hệ kèo hoặc xà gồ có cấu tạo ổn định hơn, an toàn hơn, chắc chắn hơn.
- Mái ngói mang đến vẻ đẹp sang trọng hơn, hiện nay nhiều loại ngói màu ra đời đa dạng về màu sắc kiểu dáng, phù hợp với nhiều mẫu nhà với các lối kiến trúc khác nhau.
- Ưu điểm lớn nhất của mái ngói là giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế hấp thụ nhiệt nên mang lại cảm giác yên tĩnh, mát mẻ cho không gian trong nhà. Vì vậy, mái ngói được sử dụng rộng rãi cả đối với nhà phố, nhà ở khu chợ… Nếu sử dụng mái ngói bạn sẽ không cần dùng các biện pháp chống nóng vì mái ngói rất mát mẻ, lại kết hợp với không gian vườn sẽ trở nên bình yên, thoáng đãng hơn.
Nhược điểm:
- Thời gian thi công mái ngói truyền thống tốn khá nhiều thời gian và công sức, thi công phức tạp hơn.
- Giữa mái tôn và mái ngói thì chi phí để thi công mái ngói cao hơn mái tôn, vì giá nhân công và vật liệu khá cao, tuy nhiên gia chủ có thể tiết kiệm được chi phí chống nóng.
- Khi bị thấm dột thì khó phát hiện hơn lợp tôn.
Mua Ngói Nhựa PVC/ASA Green BM tại đây
Xem thêm:
- Ngói Nhựa Có Tốt Không? Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Ngói Nhựa
- Vì sao nên sử dụng mái ngói trong kiến trúc nhà phố hiện nay?
2. Loại mái nhà sử dụng tôn
Mái tôn là một lựa chọn tốt giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian vì việc thi công không quá phức tạp. Chất liệu tôn ngày càng được phát triển với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Để chống nóng, chống ồn hiệu quả, bạn có thể lựa chọn loại tôn cách nhiệt giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, dễ chịu.
Mái tôn được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho hoặc nhà ống bởi giá thành rẻ và dễ tìm. Bên cạnh đó, mái tôn tương đối nhẹ và dễ lắp đặt cũng như tháo dỡ.
Nhờ vậy mà quá trình thi công cũng sẽ nhanh chóng hơn. Thông thường tuổi thọ của mái tôn sẽ rơi vào khoảng 20 -35 năm.
Hiện nay mái tôn khá đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và mẫu mã. Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng. Một số loại mái tôn có khả năng chống nóng, chống ồn như: Bông thủy tinh, tôn mái, cát tường,…
Ưu điểm
- Mái tôn có cấu trúc cực kì đơn giản bởi đặc tính của tôn là gọn, nhẹ nên dễ dàng thi công, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, công sức.
- Mái tôn tháo dỡ và lắp đặt dễ dàng, tính linh động cao hơn, nếu muốn sửa chữa cũng đơn giản hơn.
- Nếu so với mái ngói thì lợp mái tôn có cho phí thấp hơn, nên được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Nhược điểm
- Kết cấu mái tôn là khung thép khá lỏng lẻo hơn. Khả năng chịu lực của mái tôn vì thế mà kém hơn mái ngói, rất dễ bị tốc mái khi có gió bão và bị thủng mái nếu bị vật nặng tác động.
- Tính thẩm mĩ thấp hơn, không mang đến sự bề thế sang trọng như mái ngói.
- Mái tôn có tính hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt nên rất nóng, và khi mưa thì hay phát ra tiếng động lớn.
- Sử dụng mái tôn sẽ bị gỉ sét sau một thời gian khi phải chống chọi với các yếu tố biến đổi của thời tiết, môi trường.
Mua Tôn Nhựa PVC Green BM tại đây
Xem thêm:
- 4 điều cần lưu ý khi lựa chọn tôn lợp mái cho công trình
- Các Loại Tôn Lợp Mái Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Hiện Nay
3. Mái kính
Các vật liệu mới ngày càng được ứng dụng nhiều vào kiến trúc. Các dạng mái kính mới phổ biến gần đây trong kiến trúc hiện đại, sang trọng và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như: nhà phân lô, nhà phố liền kề hoặc các cửa hàng ăn uống, cà phê. Chất liệu làm mái thường là kính cường lực độ bền cao với khả năng chống chịu tốt trước thời tiết xấu và loại kính dán an toàn., lấy ánh sáng tự nhiên tốt và mở rộng không gian.
Quá trình thi công mái kính khá phức tạp cần được gia cố cẩn thận, chịu lực tốt. Vì tính chất vật liệu và độ khó khi thi công nên mái kính chỉ ứng dụng cho thiết kế nhất định hay dùng làm mái hiên, mái che.
Đi kèm với đó bạn có thể chọn các loại hệ thống khung như: Khung inox, khung nhôm, khung sắt… được gia cố cẩn thận bằng keo và các phụ kiện có khả năng chịu lực tốt để đảm bảo an toàn cũng như tăng độ bền cho mái.
4. Mái nhựa trong suốt
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt thường được thi công nhanh chóng và có giá thành rẻ hơn mái kính nên thường được sử dụng trong các công trình như nhà kính trồng cây, giếng trời, nhà dân dụng, vòm ga xe buýt, sân bóng,…
Bên cạnh đó, loại mái này thường được làm sản xuất trên dây chuyền công nghệ và nguyên vật liệu chính từ hạt nhựa Bayer của Đức và các loại hạt nhựa khác như: aromatic poly sodium, thermoplastic cùng các phụ gia – hóa chất khác, giúp sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và tuổi thọ cao.
Mặc dù tấm polycarbonate có những đặc điểm tương tự như kính nhưng lại có độ bền vượt trội (lớn hơn 200 lần so với kính) và có trọng lượng nhẹ bằng một nửa trọng lượng của kính. Đặc biệt, khả năng xuyên sáng, chống nhiệt, cách điện tốt và có thể tự phân hủy (thân thiện với môi trường) khiến loại mái này hứa hẹn trở thành sản phẩm được sử dụng phổ biến trong tương lai.
5. Mái lợp xanh (Sinh thái)
Mái nhà sinh thái là loại mái nhà sử dụng tấm lợp mái cao cấp, sản phẩm được làm từ hỗn hợp nhựa Bitum và sợi cơ tổng hợp, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến của Châu Âu, tạo nên một loại vật liệu mái lợp không nóng, không ồn, không bị rỉ sét do thời tiết, không bị bể vỡ khi chịu tác động nào đó, không móp méo khi vận chuyển hoặc bảo quản, trọng lượng rất nhẹ nên rất dễ thi công, màu sắc trang nhã hòa quyện với thiên nhiên, hoàn toàn không có chất Amiăng và được bảo hành 15 năm không thấm nước.
Các loại mái nhà theo kiến trúc
Theo hình thức, các loại mái nhà được phân chia thành 3 nhóm, cụ thể như sau:
1. Mái dốc (mái thái)
Mái thái hay mái dốc là thiết kế rất được ưa chuộng trong kiến trúc Việt Nam. Kiểu mái nhà này thường được sử dụng nhiều trong các kiến trúc nhà mái ngói 3 gian, nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố.
Mái dốc có cấu trúc xếp chồng, nhô ra khỏi thân nhà một khoảng từ 60 – 150cm và tạo một góc nhất định với phương ngang. Thiết kế này giúp tăng khả năng thoát nhiệt, thoát nước cũng như chống dột cho ngôi nhà. Bên cạnh đó giúp tạo hình nhà đẹp và sang trọng hơn
2. Mái bằng
Biệt thự, nhà phố, nhà ống hoặc các công trình cao cấp khác lại dành sự ưu tiên cho thiết kế mái bằng. Vẻ đẹp hiện đại, thời thượng và sang trọng là những gì mà kiến trúc mái bằng sẽ mang lại cho công trình của bạn.
Bên canh đó, được làm bằng bê tông nên kết cấu của nhà mái bằng có khả năng chống chịu rất tốt trước thời tiết khắc nghiệt.
Kiến trúc sư thường sẽ dùng loại mái này để tạo điểm nhấn cho kiến trúc của ngôi nhà. Ngoài ra, dùng mái bằng khi thiết kế sân thượng trồng cây, làm nơi thư giãn cũng rất lý tưởng.
3. Mái lệch
Chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng góp mặt trong phần lớn các công trình cao cấp là minh chứng rõ nhất cho chất lượng của thiết kế nhà mái lệch.
Về kết cấu, mái lệch có vài điểm tương đối giống với mái bằng. Tuy nhiên, ở mái lệch, độ dốc và độ chênh lệch giữa 2 phần mái khác nhau nên tạo được hiệu ứng lệch tầng lạ mắt. Bên cạnh đó, mặt cắt không cân xứng cũng chính là điểm nhấn của công trình mái lệch. Tạo nên một không gian kiến trúc hiện đại và phong cách riêng cho gia chủ.
Các loại mái nhà theo kết cấu
Chia theo kết cấu, các loại mái nhà ở Việt Nam gồm 3 loại, cụ thể như sau:
1. Mái bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép thường được sử dụng trong các loại công trình nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà có kiểu mái thái. Loại mái này thường được xây dựng hoàn toàn bằng khối bê tông hoặc thi công lắp ghép, nửa lắp ghép và luôn phải đảm bảo được yêu cầu về chống dột, cách nhiệt và chịu được mưa bão lớn.
Ngoài ra, các kiến trúc sư cần tính toán kỹ lưỡng khối lượng thép và nguyên vật liệu xây dựng để phù hợp với kiểu dáng và diện tích mái của công trình.
2. Mái khung (giàn) phẳng từ tre – gỗ – thép
Mái khung phẳng thường được sử dụng trong các thiết kế nghỉ dưỡng hay du lịch sinh thái. Các vật liệu được sử dụng cho loại mái này thường là tre, gỗ hoặc thép, giúp quá trình thi công xây dựng công trình dễ dàng hơn.
Đặc biệt, loại mái này thường không được sử dụng phổ biến trong các thiết kế nhà ở hay các căn biệt thự do yêu cầu về mặt tải trọng và chống chịu thấp.
3. Mái giàn thép không gian
Mái giàn thép không gian thường được sử dụng trong các công trình lớn như sân bay, sân vận động,… Kết cấu của loại mái này thường được thiết kế nhằm chịu lực tốt theo nhiều chiều khác nhau.
Ngoài ra, loại mái này còn sở hữu ưu điểm vượt trội về kết cấu khi được xây dựng bằng các thanh thép chống cháy, chịu lực và tác động từ môi trường tốt.
Xem thêm: